Penalty Là Gì? Cú Đá “Cơ Hội” và được công nhận khi nào?Bạn đã từng thắc mắc tại sao lại có hình thức phạt này và phải chăng có ẩn ý gì?
Là Fan cuồng chân chính của bóng đá chắc hẳn bạn đã quá quen thuộc khi nghe đến cụm từ Penalty và thậm chí là hiểu rõ nguồn tận Penalty là gì. Nhưng với những người không theo dõi bóng đá nhưng muốn tìm hiểu vì có lý do bắt buộc nào đó thì quả là khá xa lạ với họ, có thể hiểu nghĩa Penalty là gì nhưng rõ về luật lệ thì có vẻ họ hơi “nhức đầu”.
Vậy hãy để Lịch bóng đá life mang “thuốc” đến chữa “bệnh nhức đầu” cho bạn thông qua nội dung về Penalty là gì ngay sau đây nhé!
Hiểu rõ cú đá “gỡ gạc” Penalty là gì?
Penalty là gì? Không chiếm quá nhiều “Spotlight” nhưng lại là “nhân vật” chốt sổ cuối cùng về kết quả tỉ số thắng thua. Nghĩa của thuật ngữ Penalty là gì khi dịch ra tiếng việt, nó có nghĩa là phạt đền, đúng như sát nghĩa tên gọi của nó, đây cũng thuộc một trong số các hình thức phạt trong bóng đá tương tự như thẻ vàng, thẻ đỏ.
Penalty sẽ xuất hiện khi có sự phạm lỗi phạm vào một trong các quy định cho phép được thực hiện cú đá phạt Penalty và một cầu thủ của bên đội không phạm lỗi sẽ là người thực hiện.
Khi thực hiện đá Penalty cần nắm rõ quy định về khoảng cách được phép và nằm trong vùng cấm được đề ra.
Khoảng cách chuẩn khi thực hiện đá Penalty là 11 mét được tính từ vị trí của khung thành và thủ môn của đội phạm lỗi chịu phạt.
Bạn đã từng thắc mắc tại sao lại có hình thức phạt này và phải chăng có ẩn ý gì sau đó?.
>> Xem thêm:
Thật ra khi để ý kỹ bạn sẽ nhận ra vấn đề là hầu như tất cả các trận bóng có đá phạt đền Penalty đều ghi bàn thắng, kể cả thủ môn có “phong độ” hào nhoáng như thế nào.
Cũng chính vì lý do hiếm hoi thấy bàn thua trong lượt đá Penalty nên đã vô tình tạo nên áp lực cho người thực hiện cú sút đó, nếu thất bại họ sẽ cảm thấy bản thân mình vô dụng và tự “hành hạ” chính cảm xúc và tâm lý của họ.
Các trường hợp vi phạm được đá Penalty là gì?
Nhiều khán giả mới theo dõi về bộ môn thể thao bóng đá chắc chắn khi xem một trận bóng bất kỳ nào đó có diễn ra một cú đá phạt đền sẽ không biết cú đá đó là như thế nào và vô vàn các thắc mắc khác?
Theo như quy định có trong bộ luật ban hành về bóng đá, cú đá phạt đền Penalty được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây và trọng tài sẽ chỉ tay cùng việc huýt sáo để ra hiệu nhận biết đá phạt Penalty.
- Bóng chạm vào tay bạn trong khu vực vòng cấm, có nghĩa là nơi mà xảy ra lỗi vi phạm đó chứ không phải vị trí bóng rơi và dừng lại.
- Cầu thủ gây cản trở, rào cản đội đối thủ bằng mọi cách.
- Cầu thủ đá vào chân hoặc đá banh rơi trúng vào người cầu thủ đội bạn gây thương tích.
- Cầu thủ có hành động nhảy và đè lên người cầu thủ đội đối thủ.
- Cầu thủ có hành vi ẩu đả với cầu thủ đội đối thủ.
- Cầu thủ khạc, nhổ, phun, nước bọt trúng cầu thủ đội đối thủ.
- Cầu thủ có hành động chèn ép và khiến cho cầu thủ đội đối thủ “bị dồn đến bước đường cùng”.
- Cầu thủ xô, đẩy, lôi kéo, cấu xé cầu thủ đội đối thủ.
- Cầu thủ dùng tay chơi bóng và đây là điều cấm, cầu thủ chỉ được dùng chân đá banh theo quy định, chỉ riêng thủ môn mới được phép dùng tay.
Ngoài những tình huống thường được xảy ra như trên, sẽ có những trường hợp đặc biệt hi hữu xảy ra.
- Trọng tài vi phạm lỗi ngoài khu vực vòng cấm.
- Dù ở trong khu vực của vòng cấm nhưng lại có pha đánh lừa tấn công từ cầu thủ.
3. Những trường hợp không được ghi nhận bàn thắng khi đá Penalty là gì?
Không phải cứ cú đá phạt đền Penalty nào cũng được trọng tài chấp nhận, có nhiều trường hợp đã vi phạm nguyên tắc và bị hủy ngay kết quả dù có là bàn thắng hay thua chăng nữa!
3.1. Vi phạm do chính cầu thủ thực hiện Penalty
- Nếu như quả bóng rơi trúng vào các thanh của khung thành mà không phải là vào lưới khung thành thì sẽ không được tính và bắt buộc phải thực hiện lại cú đá Penalty.
- Nếu quả bóng không vào cầu môn, trọng tài sẽ phải ra hiệu dừng trận đấu và ra hiệu bắt đầu lại với một lượt đá phạt gián tiếp khác.
3.2. Vi phạm do thủ môn gây ra
- Nếu quả bóng đi thẳng vào khung thành, bàn thắng sẽ được ghi nhận cho cầu thủ.
- Nếu quả bóng đi lệch xéo với đường khung thành hoặc bóng bị dội lại từ thanh xà ngang hoặc cột trụ của khung thành, sẽ thực hiện lại quả đá phạt trừ khi lỗi mà thủ môn gây ra tác động ảnh hưởng trực tiếp đến người thực hiện cú đá Penalty..
- Nếu quả bóng bị chính thủ môn ngăn cản lại, chắc chắn cầu thủ được phép đá lại cú đá đó.
Tất cả các hành vi phạm lỗi do thủ môn gây ra và khiến cho cú đá Penalty của cầu thủ phải thực hiện lại thì thủ môn sẽ bị cảnh cáo với lần vi phạm đầu tiên, các lỗi vi phạm tiếp theo sẽ có mức xử phạt nặng nề hơn.
Trọng tài sẽ rút thẻ vàng và phạt đối với trường hợp cầu thủ cố tình vi phạm và đi vào khu vực vòng cấm quá nhiều lần.
Lịch bóng đá life với nội dung trên đây về một số vấn đề cần hiểu trong luật đá Penalty là gì.